Fundamental of Cloud Computing

Fundamental of Cloud Computing

Chào mọi người, tôi là Nguyễn Quốc Huy

Sau đây là bài luận của mình về chủ đề Fundamental of Cloud Computing, bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

1. Giả sử tài khoản mạng xã hội của bạn bị hack và bạn bị lộ tất cả các thông tin cá nhân. Hacker yêu cầu bạn phải nộp tiền để nhận lại data và không bị public. Bạn cảm thấy thế nào trong trường hợp này? Bạn nghĩ như thế nào về chi phí sử dụng dịch vụ cloud để bảo mật dữ liệu cá nhân.

    Hiện nay, tội phạm công nghệ cao đã có những chiêu trò tinh vi để tấn công người dùng internet và lợi dụng để thực hiện các hoạt động bất hợp pháp, gây ảnh hưởng xấu đến người dùng. Nó bao gồm những hoạt động như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tống tiền, ăn cắp tiền trong tài khoản ngân hàng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân mà còn xâm phạm tới an ninh quốc gia.

    Giả sử, tài khoản mạng xã hội của tôi bị hacker đánh cắp và tôi bị lộ các thông tin cá nhân, bao gồm các thông tin về tài khoản, mật khẩu ngân hàng, các hồ sơ công việc quan trọng. Sau đó hacker đòi 1 khoản tiền lớn để nhận lại dữ liệu. Tôi cảm thấy bản thân mình đã chủ quan trong việc bảo mật thông tin cá nhân của mình và tôi có thể nhận những hệ quả tiêu cực.

    Để xử lý việc này, đầu tiên, tôi sẽ dùng số điện thoại mà tôi đã đăng kí ngân hàng để liên hệ trực tiếp với bên tư vấn viên của ngân hàng, và yêu cầu khóa những giao dịch trên tài khoản banking của tôi, để hạn chế việc tin tặc thực hiện hành vi giao dịch bất hợp pháp trên tài khoản của mình. Sau đó, tôi sẽ đến cơ quan chức năng để trình báo vụ việc và được giúp đỡ.

    Cá nhân tôi thấy, những dịch vụ có tính bảo mật cao về dữ liệu là thật sự cần thiết, có thể kể đến các dịch vụ đám mây như Dropbox, Google Drive, One Drive… Những dịch vụ Đám mây có thể giúp người dùng lưu giữ, sắp xếp, quản lý, chia sẻ, và sao lưu dữ liệu của cá nhân trên một hệ thống lưu trữ bên ngoài ổ cứng được duy trì bởi các nhà cung cấp.

    Đối với chi phí sử dụng dịch vụ cloud, có những ưu điểm như: Số lượng người dùng hiện tại rất lớn nên chi phí rẻ, chỉ cần trả 1 khoản chi phí ban đầu rẻ hoặc gần như là miễn phí và chi phí chỉ tăng lên theo nhu cầu sử dụng. Người dùng chỉ cần chi trả 1 khoản phí nhỏ khi sử dụng dịch vụ cloud, tuy nhiên nó có thể mang lại hiệu quả to lớn, nó giúp bảo mật các dữ liệu lớn, dữ liệu quan trọng. Dịch vụ này vô cùng cần thiết đối với các cá nhân hoặc các doanh nghiệp.

    Sự chuyển dịch công nghệ và ứng dụng công nghệ đang ngày một rộng rãi như hiện nay là một tất yếu. Có nghĩa là cho dù bạn có muốn hay không, có biết về nó hay không thì sớm muộn gì nó cũng sẽ cuốn bạn đi với một tốc độ được tính theo giây. Vậy thì cách tốt nhất là nắm bắt lấy nó càng nhanh càng tốt bởi chắc chắn bạn sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ những công nghệ tuyệt vời này.

2. Bạn lưu trữ thông tin nào trên internet? Những rủi ro khi sử dụng internet là gì? Ở Việt Nam đã có luật bảo vệ thông tin cá nhân cho người dùng chưa?

Những thông tin mà tôi đã lưu trữ trên internet:

    - Hình ảnh cá nhân, những video kỉ niệm.

    - Số điện thoại.

    - Các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, tài khoản email.

    - Các trang web hay, hỗ trợ học tập.

    - Nhạc, các trò chơi điện tử.

Rủi ro khi sử dụng internet:

    - Có thể bị nghiện game, chìm đắm vào không gian ảo.

    - Bị kẻ xấu lợi dụng chiếm đoạt tài sản.

    - Bị lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin quan trọng, thông tin ngân hàng.

    - Bị virus tấn công, điều khiển máy tính làm những việc xấu.

    - Hiện tại ở Việt Nam đã có luật bảo vệ thông tin cá nhân:

    Pháp luật Việt Nam có định nghĩa về thông tin cá nhân.  Theo đó, Điều 3, Luật An toàn thông tin mạng 2015 định nghĩa: “Thông tin cá nhân là thông tin gắn với việc xác định danh tính của một người cụ thể”. Tuy nhiên trước đó, Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan chính phủ có định nghĩa chi tiết hơn như sau: “Thông tin cá nhân là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác”.

    Về quyền riêng tư, theo Điều 38, Bộ Luật Dân sự 2015 của Việt Nam quyền này được hiểu là sự bảo vệ của luật pháp đối với ba đối tượng “bất khả xâm phạm”, đó là đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.

3. Internet giúp cho bạn nhiều lợi ích cũng như có nhiều điều không tốt. Hãy liệt kê ví dụ minh họa. Điều gì bạn mong muốn làm online nhưng công nghệ chưa hỗ trợ

Internet đã trở nên quá quen thuộc và trở thành một phần quan trọng đối với đời sống con người. Tôi nhận thấy có nhiều lợi ích như:

    - Internet chứa đựng một kho kiến thức không lồ, giúp con người dễ dàng tìm những thông tin, kiến thức cho dù mới hay cũ.

    - Internet giúp kết nối mọi người trên không gian ảo, mọi người có thể cùng nhau trò chuyện, trao đổi kiến thức, chia sẻ cảm xúc. Ví dụ các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter… Nó còn giúp mọi người thỏa sức nêu ra ý kiến cá nhân của mình, bảo vệ ý kiến cá nhân của mình.

    - Internet có vai trò quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mọi người có thể được đào tạo từ xa thông qua internet, giúp mọi người tiết kiệm được thời gian hoặc có thể trao đổi online với giáo viên về những bài tập khó.

    - Internet là một kho tàng giải trí. Mọi người có thể chơi game, xem phim, nghe nhạc để thư giãn sau 1 ngày làm việc mệt mỏi.

Ngoài những lợi ích trên, internet cũng có những mặt xấu:

    - Khiến mọi người tập trung quá nhiều thời gian để trực tuyến, bỏ bê việc học hành.

    - Việc chìm đắm trên các trang mạng xã hội có thể khiến con người mất đi khả năng giao tiếp.

    - Những thông tin giả tràn lan trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng tiêu cực tới người đọc.

    - Có trường hợp lợi dụng những lỗ hổng trên internet để tấn công người dùng với mục đích xấu.

    Điều mà tôi mong muốn làm online nhưng công nghệ chưa hỗ trợ đó là có thể giao tiếp với bạn bè từ xa thông qua việc mô phỏng 3D, cảm giác như bạn tôi đang ngồi gần tôi vậy. Mong việc đó công nghệ có thể làm được trong tương lai gần, để người dùng có thêm 1 trải nghiệm thú vị và độc đáo.

4. Hãy định nghĩa các khái niệm cơ bản về Cloud (mô hình, lợi ích). Liệt kê 5 ví dụ sử dụng dịch vụ cloud trong thực tế

    Khái niệm: Hiểu một cách đơn giản, điện toán đám mây là cung cấp các dịch vụ điện toán qua môi trường internet. Các tài nguyên này bao gồm máy chủ, bộ nhớ lưu trữ, cơ sở dữ liệu, phần mềm... Điều khác biệt của dịch vụ điện toán đám mây là thay vì mua, sở hữu và duy trì các trung tâm dữ liệu thì người dùng có thể truy cập và sử dụng các dịch vụ điện toán trên cơ sở hạ tầng của một nhà cung cấp như Amazon Web Service, Google Cloud Platform, Microsoft Azure…

    Phân loại điện toán đám mây:

    Hầu hết các dịch vụ điện toán đám mây được chia thành 3 loại chính: cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS), nền tảng như một dịch vụ (PaaS), và phần mềm như một dịch vụ (SaaS) [2]. Mỗi loại điện toán đám mây cung cấp các cấp độ kiểm soát, tính linh hoạt và khả năng quản lý khác nhau để người dùng có thể lựa chọn tập hợp các dịch vụ phù hợp với nhu cầu riêng.

    Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS): đây là loại cơ bản nhất của dịch vụ điện toán đám mây, chứa các khối hạ tầng cơ bản cho lĩnh vực công nghệ thông tin và thường cung cấp các dịch vụ về mạng, máy chủ chuyên dụng hoặc máy ảo, dịch vụ lưu trữ, hệ điều hành với hình thức dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu, cung cấp mức độ linh hoạt cao nhất và có quyền quản lý, kiểm soát đối với tất cả tài nguyên được thuê.

    Nền tảng như một dịch vụ (PaaS): đề cập đến các dịch vụ điện toán đám mây cung cấp môi trường theo yêu cầu để phát triển, thử nghiệm, phân phối và quản lý các ứng dụng phần mềm. PaaS thường được thiết kế để giúp các nhà phát triển dễ dàng tạo nhanh các ứng dụng web hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động mà không cần lo lắng về việc thiết lập hoặc quản lý cơ sở hạ tầng cơ bản của máy chủ (thường là phần cứng và hệ điều hành).

    Phần mềm như một dịch vụ (SaaS): cung cấp cho khách hàng một sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh được duy trì và quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ. Trong hầu hết các trường hợp, SaaS đề cập đến các ứng dụng của người dùng cuối, nghĩa là người sử dụng không cần quan tâm về cách thức dịch vụ được duy trì hoặc cơ sở hạ tầng bên dưới được quản lý như thế nào mà chỉ cần quan tâm đến mục đích sử dụng phần mềm cụ thể đó là gì.



    Các mô hình triển khai điện toán đám mây:

    Không phải tất cả các mô hình điện toán đám mây đều giống nhau và cũng không có loại điện toán đám mây nào là phù hợp cho tất cả trường hợp sử dụng. Vì vậy để triển khai mô hình điện toán đám mây phù hợp với từng hệ thống có thể sử dụng một trong ba mô hình sau:

    Đám mây công cộng (Public cloud): là mô hình điện toán đám mây mà các tài nguyên dịch vụ được sở hữu và vận hành bởi một bên thứ ba cụ thể là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Với mô hình này, tất cả tài nguyên bao gồm phần cứng, phần mềm và cơ sở hạ tầng hỗ trợ khác đều do nhà cung cấp đám mây sở hữu và quản lý. Người sử dụng chỉ có thể truy cập các dịch vụ này và quản lý tài khoản của mình bằng trình duyệt web hoặc các công cụ chuyên dụng từ xa.

    Đám mây riêng tư (Private cloud): là mô hình điện toán đám mây mà các tài nguyên được sở hữu riêng, thường là doanh nghiệp hoặc tổ chức. Một số công ty cũng trả chi phí để thuê các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba để lưu trữ đám mây riêng tư của họ. Đối với mô hình này, các dịch vụ và cơ sở hạ tầng thường được duy trì, vận hành trên một mạng riêng tư.

    Đám mây kết hợp (Hybrid cloud): là mô hình kết hợp giữa hai mô hình đám mây công cộng và đám mây riêng tư được ràng buộc, liên kết với nhau bằng một số công nghệ để có thể chia sẻ dữ liệu và ứng dụng giữa chúng. Bằng cách cho phép dữ liệu và ứng dụng có thể chia sẻ lẫn nhau giữa hai mô hình, đám mây kết hợp mang lại cho doanh nghiệp sự linh hoạt, nhiều tùy chọn triển khai hơn và giúp tối ưu hóa cơ sở hạ tầng, bảo mật và quy trình hiện có.

    Lợi ích điện toán đám mây:

    Sự ra đời của điện toán đám mây là sự thay đổi lớn so với mô hình truyền thống và những lý do quan trọng giải thích vì sao các tổ chức dần chuyển sang sử dụng dịch vụ điện toán đám mây:

    Chi phí: điện toán đám mây giúp loại bỏ chi phí đầu tư ban đầu khi mua phần cứng và phần mềm cũng như chi phí để thiết lập trung tâm dữ liệu tại chỗ: không gian đặt máy chủ, điện năng tiêu thụ, hệ thống làm mát, chuyên gia CNTT quản lý cơ sở hạ tầng… sẽ làm chi phí tăng lên nhanh chóng.

    Tốc độ triển khai: với tính sẵn sàng cao và khả năng cung cấp dịch vụ theo yêu cầu, một lượng lớn tài nguyên máy tính cũng có thể được cung cấp trong vài phút với chỉ vài thao tác trên giao diện website, mang lại cho doanh nghiệp sự linh hoạt, đẩy nhanh tốc độ triển khai hệ thống và giảm bớt áp lực trong việc hoạch định năng suất.

    Khả năng mở rộng: điện toán đám mây cung cấp một lợi ích cực kỳ mạnh mẽ đó là khả năng mở rộng và co giãn lượng tài nguyên tự động theo nhu cầu sử dụng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp không lo lắng về khả năng mở rộng và mặt khác cũng giúp tối ưu về mặt chi phí khi chỉ cần trả phí cho lượng tài nguyên đã sử dụng.

    Độ tin cậy: điện toán đám mây cung cấp tính năng sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu khi gặp sự cố và đảm bảo sự liên tục trong vận hành. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn với lượng khách hàng sử dụng và dữ liệu khổng lồ.

    Bảo mật: các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thường cung cấp một loạt các chính sách, quy trình về bảo mật và kiểm soát truy cập giúp bảo vệ dữ liệu, ứng dụng và cơ sở hạ tầng của người dùng khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn.

    Mang đến sự linh hoạt cho người dùng: Điện toán đám mây cho phép người dùng có thể truy cập để làm việc mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, người dùng có thể chủ động nâng cấp/giảm tài nguyên hoặc lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình.

    Khả năng tự phục hồi sau sự cố: Mô hình Điện toán đám mây cơ chế dự phòng sao lưu thường xuyên trên mạng Internet. Nhờ đó, người dùng không phải lo lắng các dữ liệu quan trọng bị mất đi khi gặp các sự cố trong quá trình sử dụng.

    Chia sẻ dữ liệu: Điện toán đám mây cho phép chia sẻ dữ liệu qua mạng Internet. Nhờ đó, những người dùng ở bất cứ nơi nào trên thế giới có thể truy cập vào dữ liệu được chia sẻ và sử dụng.

Ví dụ sử dụng dịch vụ cloud trong thực tế:

1.   Đối với các trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada… cần lưu trữ 1 lượng lớn dữ liệu thì ứng dụng dịch vụ Điện toán đám mây sẽ tối ưu được chi phí đầu tư cho công nghệ.

2.   Sử dụng ICloud của Apple để lưu trữ hình ảnh, video kỉ niệm…

3.   Dùng Google driver để chia sẽ, lưu trữ các tài liệu, video học tập.

4.   Mediafire có dung lượng lớn, ưu điểm của nó là hỗ trợ Upload, Download hay chia sẻ cực kì nhanh chóng.

5.  Các doanh nghiệp sử dụng Cloud CRM với các tính năng như các ứng dụng văn phòng thông thường, email, thông tin của các hoạt động trong quá khứ và hiện tại được tích hợp trong cùng một hệ thống.

5. Hãy lựa chọn 1 công ty có sử dụng dịch vụ cloud: https://aws.amazon.com/solutions/case-studies/ và viết 1 đoạn mô tả ngắn về cách công ty sử dụng và lợi ích mang lại cho công ty đó

    Honda Migrates Content Delivery Network to Amazon CloudFront, Optimizing Costs and Performance



    Vào năm 2020, trong sứ mệnh cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt nhất có thể, Honda đã thực hiện đánh giá một số nhà cung cấp mạng phân phối nội dung (CDN) khác nhau, bao gồm Amazon Web Services (AWS), cho trang web Nhật Bản của mình. Sau khi đánh giá kỹ lưỡng, công ty xác định rằng việc sử dụng các giải pháp AWS sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao của Honda về hiệu suất, tính khả dụng, độ tin cậy và khả năng mở rộng. Kết quả của việc chuyển miền Nhật Bản cũng như CDN của các trang web toàn cầu của Honda sang AWS, công ty đã duy trì chất lượng và hiệu suất cao cần thiết cho trang web của mình đồng thời tối ưu hóa chi phí.

    Honda đã chuyển cơ sở hạ tầng của mình sang AWS vào năm 2017, quá trình chuyển đổi CDN đã được hoàn thành nhanh hơn so với việc sử dụng các trung tâm dữ liệu tại chỗ trước đây của Honda. Taniguchi nói: “Sự linh hoạt của việc sử dụng các giải pháp AWS khiến chúng tôi cảm thấy tự tin rằng chúng tôi có thể hoàn thành quá trình di chuyển này một cách nhanh chóng.

    Trong cả quá trình di chuyển năm 2017 và 2020, Honda và Đối tác AWS của họ đã chuyển sang AWS để được hỗ trợ trong việc tối ưu hóa việc sử dụng đám mây của Honda. Sự hỗ trợ bao gồm việc giúp Honda phát triển quy trình làm việc mới cũng như giải đáp bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào của công ty trong quá trình di chuyển. “Điều này đã giúp đảm bảo với chúng tôi rằng giải pháp sẽ đáp ứng các yêu cầu của chúng tôi,” Taniguchi nói. “Đó là một trong những điểm nổi bật của việc sử dụng AWS.”

    Kết quả của việc áp dụng các giải pháp AWS cho cả cơ sở hạ tầng và CDN của mình, Honda đã chứng kiến ​​hiệu suất, tính khả dụng, độ tin cậy và khả năng mở rộng tăng lên. Một số lợi ích khác bao gồm giảm thời gian mà các kỹ sư dành để quản lý cơ sở hạ tầng cũng như tối ưu hóa chi phí cho việc cung cấp máy chủ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Structures of the Cloud